Duy thức tam thập tụng

त्रिंशिकाविज्ञप्तिकारिकाः

Vasubandhu

Nhuận Thịnh dịch

triṁśikāvijñaptikārikāḥ
त्रिंशिकाविज्ञप्तिकारिकाः
॥नमः सर्वबुद्धबोधिसत्त्वेभ्यः॥

triṁśikāvijñaptikārikāḥ
|ṁamaḥ sarvabuddhabodhisattvebhyaḥ||

आत्मधर्मोपचारो हि विविधो यः प्रवर्तते।
विज्ञानपरिणामेऽसौ परिणामः त्रिधा॥१॥

ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||

- Ātmadharmopacāro : hợp từ tatpuruṣa, biến cách chủ thuộc; ātma: ngã; dharma: pháp; upacāra: lời thí dụ, giả thiết, đi gần, giả lập, hình thái, ảnh tợ ẩn dụ, là ảnh tợ của sự vật để cho biết đó là vật gì; Hi : ấy, vậy,…, kia mà,… (nằm sau từ được nhấn mạnh, không nằm trước câu); Vividhaḥ : chủ thuộc, số ít của vividha: (adj): nhiều chủng loại, muôn màu muôn vẻ, đa dạng, nhiều hình nhiều dạng, chủng chủng, phổ biến, khắp nơi, vô lượng; yaḥ : đại từ quan hệ, biến cách chủ thuộc, (chỉ cho vividha); pravartate : hiện tại, ngôi 3, số ít của pra-vṛt (I): chuyển, di chuyển, chuyển sanh, sanh, khởi, sanh khởi, đi, vào, tiến tới, tăng trưởng, hoàn thành, tạo tác;

- Vijñānapariṇāme : hợp từ Tatpuruṣa, biến cách vị trí, số ít. Vijñāna: thức, hiểu về…, lý giải về…; pariṇāma (giống đực): thay đổi, cải biến, biến dị, biến dịch, chuyển, chuyển biến, chuyển đổi, chuyển động; Asau : chủ thuộc, số ít của adaḥ (giống đực): ấy, đó, kia. (chỉ cho pariṇama); Pariṇāmaḥ : chủ thuộc, số ít của pariṇāma (giống đực); Sa : đại từ tương quan, chủ thuộc, số ít, giống đực (chỉ cho pariṇama); Ca : liên từ; Tridhā : trạng từ: ba loại, ba dạng

Tạm dịch: Hình thái của ngã và pháp khởi (biểu hiện) ra thành nhiều loại dựa vào sự chuyển biến của thức và sự chuyển biến này có ba loại.
विपाको
मननाख्यश्च विज्ञप्तिर्विषयस्य च।
तत्रालयाख्यं विज्ञानं विपाकः सर्वबीजकम्॥२॥

vipāko mananākhyaśca vijñaptirviṣayasya ca|
tatrālayākhyaṃ vijñānaṁ vipākaḥ sarvabījakam||2||

- Vipākaḥ : chủ thuộc, số ít của vipāka (giống đực): sự thành thục (của quả báo do hành vi), kết quả, báo, quả, quả báo, hữu báo, thành thục, dị thục, dị thục quả, quả dị thục; Mananākhyaḥ : hợp từ karmadhāraya; Manana (giống trung) (đi từ manas): tư duy, suy nghĩ suy xét, suy xét chín chắn, tôn kính, tư duy suy lường; ākhya (adj) (đi với danh từ phía trước) danh, xưng, gọi là, tên gọi; Ca : liên từ; Vijñaptiḥ : chủ thuộc, số ít của vijñapti (giống cái): hiện ra, hiển bày, hiển thị, liễu, liễu biệt, biểu thị; Viṣayasya : sở hữu, số ít của viṣaya (giống đực): sự kiện, sự việc, phạm vi hoạt động, lĩnh vực, giới hạn, khu vực, phạm vi mà các giác quan có thể nhận biết, lãnh thổ, cảnh.

- Tatra (trạng từ): nơi kia, ở đó; Ālayākhyaṃ : hợp từ karmadhāraya → bahuvrīhi, bổ ngữ cho vijñāna; ālaya (neuter): nhà ở, cái kho, cái hang; Vijñānaṃ : chủ thuộc, số ít; Sarvabījakam : hợp từ karmadhāraya, → bahuvrīhi, bổ ngữ cho vijñāna; bījaka (neuter) chủng tử

Tạm dịch: (Ba loại [ở bài kệ 1]) tên là dị thục, thức tư lương và sự biểu thị của cảnh giới. Trong 3 cái này, thức dị thục đó cũng là tên thức ālaya có tất cả hạt giống.
असंविदितकोपादिस्थानविज्ञप्तिकं
तत्।
सदा स्पर्शमनस्कारवित्संज्ञाचेतनान्वितम्॥३॥

asaṁviditakopādisthānavijñaptikaṁ ca tat|
sadā sparśamanaskāravitsaṁjñācetanānvitam||3||

- asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ: hợp từ Tatpuruṣa (upādisthāna : hợp dvandva, asaṃ-viditakopādisthāna : hợp karmadhāraya). A : tiếp vĩ ngữ chỉ nghĩa phủ định; saṃviditaka : tính từ (-ka là vĩ ngữ tạo thành tính từ): biết; upādi = upādāna (giống đực): chấp thọ; sthāna (trung tính): trụ xứ, sở tại, căn bản, nhà, chỗ ở, xứ; vijñaptikam : tính từ, biến cách chủ thuộc : liễu biệt; Tat : chủ thuộc, số ít (chỉ ālaya)

- Sadā (trạng từ): luôn luôn; sparśamanaskāravitsaṁjñācetanānvitam : hợp từ dvandva; sparśa (giống đực): cảm giác, xúc giác; manaskāra (giống đực): tác ý, tư duy; vit = vedanā : thọ, cảm giác, cảm nhận về; saṁjñā (giống cái): tưởng, nhớ lại, ghi nhớ; cetanā : tư duy; anvitam : ppp, chủ thuộc, số ít của anv-i (I): tương ưng, tùy thuận.

Tạm dịch: Không thể biết được sự chấp thọ, xứ và sự liễu biệt của nó. Nó được đi theo bởi xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.

उपेक्षा वेदना तत्रानिवृताव्याकृतं तत्।
तथा स्पर्शादयस्तच्च वर्तते स्रोतसौघवत्॥४॥

upekṣā vedanā tatrānivṛtāvyākṛtaṁ ca tat|
tathā sparśādayastacca vartate srotasaughavat||4||

- upekṣā : xả, hành xả; vedanā : thọ, cảm giác, cảm nhận về…; tatra : (adv) ở đó; anivṛtāvyākṛtaṃ : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc : vô phú vô ký; ni-vṛta : ppp của ni-vṛ (I): phú (che lấp); vyākṛta : ppp của vyākṛ; tat : chủ thuộc, chỉ cho ālaya

- tathā (trạng từ): như thế này, cũng như vậy, như; sparśa (giống đực): cảm giác, xúc giác; ādayaḥ : chủ thuộc, số ít của ādi (tính từ): chủng chủng, đẳng, v.v…; tat : chủ thuộc, số ít, chỉ cho ālaya; ca : giới từ; vartate : hiện tại, ngôi 3, số ít của vṛ (I), từ động; srotasaughavat : hợp từ tatpuruṣa, srotas (trung tính) dòng chảy, dòng nước chảy, sông; augha (giống đực): dòng nước chảy xiết; -vat (tiếp vĩ ngữ của danh từ): tựa như, đồng như, giống như…;

Tạm dịch: Và ở đây, nó (ālaya) thuộc xả thọ, vô phú vô ký; và những xúc… (đi theo nó) cũng như thế (cũng vô phú vô ký). Nó hằng lưu chuyển như dòng thác chảy mạnh

तस्य व्यावृत्तिरर्हत्त्वे तदाश्रित्य प्रवर्तते।
तदालम्बं मनोनाम विज्ञानं मननात्मकम्॥५॥

tasya vyāvṛttirarhattve tadāśritya pravartate|
tadālambaṁ manonāma vijñānaṁ mananātmakam||5||

- Tasya : sở hữu, số ít của Tad (giống trung, chỉ cho ālaya); vyāvṛttiḥ : chủ thuộc, số ít của vyāvṛtti (giống cái): sự xả bỏ; arhattve : vị trí của arhattva (giống trung): địa vị A-la-hán (-tva : tiếp vĩ ngữ chỉ trạng thái của sự tồn tại); tat : trực bổ, số ít, chỉ cho ālaya; āśritya : tuyệt đối cách của ā-śri (X): nương tựa; pravartate : hiện tại, ngôi 3, số ít của pra-vṛt (I): chuyển, di chuyển, chuyển sanh, sanh, khởi, sanh khởi, đi, vào, tiến tới, tăng trưởng, hoàn thành, tạo tác;

- Tat : trực bổ, số ít, chỉ cho ālaya; ālambaṃ : trực bổ, số ít của ālamba (giống đực): men theo, leo, bám vào; manonāma vijñānaṁ : chủ thuộc, số ít: thức tên là mạt-na; mananātmakam : hợp từ karmadhāraya, chủ thuộc, manana (giống trung): tư duy, suy nghĩ suy xét, tư lượng; ātmaka (tính từ): (có) tánh chất, có tự tánh là…

Tạm dịch: sự xả bỏ của nó (ālaya) là ở địa vị a-la-hán; thức tên là mạt-na nương tựa vào thức a-lại-ya, lấy a-lại-da làm sở duyên, đặc tính của nó là suy lường.
क्लेशैश्चतुर्भिः सहितं निवृताव्याकृतैः सदा।
आत्मदृष्ट्यात्ममोहात्ममानात्मस्नेहसंज्ञितैः॥६॥

kleśaiścaturbhiḥ sahitaṁ nivṛtāvyākṛtaiḥ sadā|
ātmadṛṣṭyātmamohātmamānātmasnehasaṁjñitaiḥ||6||

- kleśaiḥ : dụng cụ, số nhiều của kleśa (giống đực): phiền não; caturbhiḥ : dụng cụ số nhiều của catur (số 4); sahitaṃ (ppp of Dhā): cộng (), đồng, cùng khởi với…; anivṛtāvyākṛtaiḥ: hợp từ dvandva, biến cách dụng cụ, số nhiều : hữu phú vô ký; ni-vṛta : ppp của ni-vṛ (I): phú (che lấp); vyākṛta : ppp của vyākṛ; sadā : (trạng từ): luôn luôn

- ātmadṛṣṭyātmamohātmamānātmasnehasaṁjñitaiḥ : hợp từ tadpuruṣa, biến cách dụng cụ, số nhiều; ātmadṛṣṭi (giống cái): ngã kiến, ātmamoha (giống đực): ngã si; ātmamāna (giống trung): ngã mạn; ātmasneha (giống đực): ngã ái, ngã chấp; saṁjñita : ppp của saṃjña : danh, tưởng

Tạm dịch: Nó (mạt-na) luôn cùng khởi với 4 phiền não gọi là ngã kiến, ngã si, ngã mạn, ngã ái; nó là hữu phú vô ký.

यत्रजस्तन्मयैरन्यैः स्पर्शाद्यैश्चार्हतो तत्।
निरोधसमापत्तौ मार्गे लोकोत्तरे च॥७॥

yatrajastanmayairanyaiḥ sparśādyaiścārhato na tat|
na nirodhasamāpattau mārge lokottare na ca||7||

- yatra : xứ, chỗ đó, ở chỗ đó, ở trong, ở trong ấy; -ja (adj): sanh, sở sanh, khởi; tat : chủ thuộc, số ít; mayaiḥ (tính từ), biến cách dụng cụ, số nhiều của maya: sở thành, hợp thành, được hợp thành, tạo, tạo tác, tánh, loại; anyaiḥ (tính từ), biến cách dụng cụ, số nhiều của anya : kẻ khác, cái khác; sparśāt : biến cách nguyên ủy, số ít của sparśa (giống đực): cảm giác, xúc giác; yaiḥ : quan hệ từ; ca: lên từ; ārhato ; biến cách nguyên ủy, số ít của Arhat (giống đực): A-la-hán; na: phủ định từ; tat : chủ thuộc, số ít, chỉ cho Mạt-na

- na: phủ định từ; nirodhasamāpattau : hợp từ tatpuruṣa, biến cách vị trí, số ít; nirodha (giống đực): diệt, diệt tận, diệt đ; samāpatti (giống cái): định, thiền định, tam-muội; mārge : vị trí, số ít của marga (giống đực): con đường; lokottare : biến cách vị trí của lokottara (loka-uttara) (tính từ): siêu thế gian, xuất thế, xuất thế gian, li thế; ca : liên từ

Tạm dịch: Sinh ra ở bất cứu nơi nào thì nó (mạt-na) cũng được hình thành từ đó, nó cùng sinh với xúc…; nó không tồn tại từ địa vị A-la-hán, diệt tận định và xuất thế đạo.

द्वितीयः परिणामोऽयं तृतीयः षड्विधस्य या।
विषयस्योपलब्धिः सा कुशलाकुशलाद्वया॥८॥

dvitīyaḥ pariṇāmo'yaṁ tṛtīyaḥ ṣaḍvidhasya yā|
viṣayasyopalabdhiḥ sā kuśalākuśalādvayā||8||

- dvitīya : số thứ tự, chủ thuộc, thứ nhì; pariṇāmaḥ : chủ thuộc, số ít của pariṇāma (giống đực): thay đổi, chuyển, chuyển biến; ayaṃ : chủ thuộc, giống đực, số ít của idaṃ; tṛtīyaḥ : số thứ tự, chủ thuộc, thứ ba; ṣaḍvidhasya : sở hữu, số ít của ṣaḍvidha : sáu loại; : đại từ quan hệ, biến cách chủ thuộc, số ít, giống cái;

- viṣayasya : sở hữu, số ít của viṣaya (giống đực): cảnh; upalabdhiḥ : chủ thuộc, số ít của upalabdhi (giống cái): sự thành đạt, thủ đắc, lý giải, nhận rõ; : đại từ tương quan, biến cách chủ thuộc, số ít, giống cái; kuśalākuśalādvayā : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc, giống cái, số ít; kuśala (tính từ): may mắn, thiện, lành; advayā : chủ thuộc, số ít, giống cái của a-dvaya (tính từ): chẳng thuộc trong hai loại.

Tạm dịch: đó là thứ hai (chỉ cho mạt-na đã đề cập ở các bài kệ trước). Sự chuyển biến thứ ba này có sáu loại; nó nắm bắt cảnh; nó là thiện, bất thiện và phi cả hai (vô ký).

सर्वत्रगैर्विनियतैः कुशलैश्चैतसैरसौ।
सम्प्रयुक्ता तथा क्लेशैरुपक्लेशैस्त्रिवेदना॥९॥

sarvatragairviniyataiḥ kuśalaiścaitasairasau|
samprayuktā tathā kleśairupakleśaistrivedanā||9||

- sarvatragaiḥ : hợp từ tatpuruṣa, biến cách dụng cụ số nhiều, sarva-tra (trạng từ): tại tất cả các mặt, tại tất cả các nơi, luôn luôn, -ga : tiếp vĩ ngữ : đi đến hoặc di chuyển đến, sarvatraga : đi khắp nơi, biến hành; viniyataiḥ : dụng cụ, số nhiều của viniyata : ppp của vini-yam: chịu hạn chế, biệt cảnh; kuśalaiḥ : dụng cụ, số nhiều của kuśala (tính từ): may mắn, thiện, lành; caitasaiḥ : biến cách dụng cụ, số nhiều của caitasa (giống đực): tâm sở, thuộc của tâm; asau : chủ thuộc, số ít của adaḥ (giống đực)

- samprayuktā : ppp của samprayuj (VII), biến cách chủ thuộc, giống cái: hành, hoại, tương ưng, hệ thuộc; tathā (trạng từ): như thế này, như vậy; kleśaiḥ : biến cách dụng cụ, số nhiều của kleśa (giống đực): phiền não; upakleśaiḥ : dụng cụ, số nhiều của upakleśa (giống đực): tùy phiền não; trivedanā : hợp từ dvigu-karmadhāraya, chủ thuộc, giống cái, số ít của trivedanā : ba loại cảm thọ

Tạm dịch: chúng (sáu thức, hoặc thức năng biến thứ ba) thường cùng đi với các tâm sở biến hành, biệt cảnh, thiện, phiền não, tùy phiền não và tương ưng với ba loại cảm thọ.

आद्याः स्पर्शादयश्छन्दाधिमोक्षस्मृतयः सह।
समाधिधीभ्यां नियताः श्रद्दाथ ह्रीरपत्रपा॥१०॥

ādyāḥ sparśādayaśchandādhimokṣasmṛtayaḥ saha|
samādhidhībhyāṁ niyatāḥ śraddātha hrīrapatrapā||10||

- ādyāḥ : chủ thuộc, số nhiều của ādi (tính từ): chủng chủng, đẳng, v.v…; sparśādayaḥ : hợp từ karmadhāraya → buhurvrihi, bổ nghĩa cho chủ thuộc đi trước, sparśa : xúc (giống đực), ādayaḥ : chủ thuộc, số ít của ādi (tính từ): chủng chủng, đẳng, v.v…; chandādhimokṣasmṛtayaḥ : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc, số nhiều, giống cái; chanda (giống đực): dục, niềm mong muốn; adhimokṣa (giống đực): thắng giải; smṛti (giống cái): niệm, nhớ lại; saha : hậu trí từ

- samādhidhībhyāṃ : hợp từ dvandva, dụng cụ, số đôi; sam-ādhi (giống đực): định, thiền định, chánh định; dhī = prajñā : huệ; niyatāḥ : ppp, biến cách chủ thuộc số nhiều của ni-yam (I): kết hợp, được xác lập; śraddhā (giống cái): tín, kính tín, tín thụ; Atha (trạng từ): lại nữa, thứ đến; hrīḥ : trực bổ, số nhiều của hrī (giống cái): tàm; apatrapā : chủ thuộc, giống cái, số ít của apatrapā : quí (thẹn);

Tạm dịch: những cái đầu tiên là xúc…; (biệt cảnh) là dục, thắng giải, niệm, cùng với định, huệ; (thiện gồm) tín, tàm, quí.
अलोभादित्रयं वीर्यं प्रश्रब्धिः साप्रमादिका।
अहिंसा कुशलाः क्लेशा रागप्रतिघमूढयः॥११॥

alobhāditrayaṁ vīryaṁ praśrabdhiḥ sāpramādikā|
ahiṁsā kuśalāḥ kleśā rāgapratighamūḍhayaḥ||11||

- alobhāditrayaṃ : hợp từ bahurvrīhi, alobhādi : vô tham…; trayaṃ : chủ thuộc, giống trung của tri (số 3); vīryaṃ : chủ thuộc, số ít của vīrya (giống đực): cần (siêng năng), praśrabdhiḥ : chủ thuộc, số ít của praśrabdhi (giống cái): an, khinh an; sa : chủ thuộc, số ít, giống đực của Tad; a : phủ định tiếp vĩ ngữ; Pra-māda (giống đực): phóng dật; ika : tiếp vĩ ngữ chỉ tác nhân, apramādikā : bất phóng dật;

- a : phủ định tiếp vĩ ngữ, hiṁsā : chủ thuộc, số ít, giống cái của hiṃsā : hại, sát sanh, sát hại; kuśalāḥ : chủ thuộc, số nhiều của kuśala : (giống đực): may mắn, thiện, lành; kleśāḥ : biến cách chủ thuộc, số nhiều của kleśa (giống đực): phiền não; rāgapratighamūḍhayaḥ : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc, số nhiều; rāga (giống đực): tham; pratigha (giống đực): sân, tâm sân, sân nhuế; mūḍhi (giống cái): si, vô minh

Tạm dịch: ba loại gồm vô tham…, cần, khinh an, bất phóng dật, bất hại, thiện; những phiền não là tham, sân, si

मानदृग्विचिकित्साश्च क्रोधोपनहने पुनः।
म्रक्षः प्रदाश ईर्ष्याथ मात्सर्यं सह मायया॥१२॥

mānadṛgvicikitsāśca krodhopanahane punaḥ|
mrakṣaḥ pradāśa īrṣyātha mātsaryaṁ saha māyayā||12||

- mānadṛgvicikitsāḥ : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc, số nhiều; māna (giống đực): mạn, kiêu mạn; dṛś : tính từ biến cách như danh từ, chủ thuộc là dṛk : ác kiến; vicikitsāḥ : chủ thuộc, số nhiều của vicikitsā (giống cái): nghi, hồ nghi, nghi hoặc; ca : liên từ; krodhopanahane : hợp từ dvandva, biến cách chủ thuộc, số đôi, krodha (giống đực): phẫn nộ, phẫn uất; upanahana (giống trung) (= upanāha): hận; punaḥ (trạng từ): lại nữa;

- mrakṣaḥ : chủ thuộc, số ít của mrakṣa (giống đực): phú, che đậy; pradāśaḥ : chủ thuộc, số ít của pradāśa (giống đực): não, não hại; īrṣyā : chủ thuộc, số ít của īrṣyā (giống cái): đố kị, tật đố; atha (trạng từ): lại nữa; mātsaryaṃ : chủ thuộc, số ít của mātsarya (giống trung): xan tham, tiếc lận; saha : hậu trí từ: cùng với; māyayā : dụng cụ, số ít của māyā (giống cái): cuống, dối trá;

Tạm dịch: mạn, ác kiến, nghi; (tiểu phiền não gồm) phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cùng với cuống
शाठ्यं मदो विहिंसाह्रीरत्रपा स्त्यानमुद्धवः।
आश्रद्ध्यमथ कौसीद्यं प्रमादो मुषिता स्मृतिः॥१३॥

śāṭhyaṁ mado vihiṁsāhrīratrapā styānamuddhavaḥ|
āśraddhyamatha kausīdyaṁ pramādo muṣitā smṛtiḥ||13||

- śāṭhyaṃ : chủ thuộc, số ít của śāṭhya (giống trung): siểm, siểm khúc; madaḥ : chủ thuộc, số ít của mada (giống đực): kiêu, ngạo mạn; vihiṃsā : chủ thuộc, số nhiều của vihiṃsā (giống cái): hại; ahrī : vô tàm; atrapā : chủ thuộc, giống cái, số ít của atrapā : vô quí; styānam : biến cách chủ thuộc, số ít của styāna (giống trung): hôn trầm; uddhavaḥ : chủ thuộc, số ít của uddhava (giống đực): trạo cử

- āśraddhyam (khởi từ a-śraddā): chủ thuộc, số ít của āśraddhya (giống trung): bất tín, không tín thụ; Atha (trạng từ): lại nữa, thứ đến; kausīdyaṃ : chủ thuộc, số ít của kausīdya (giống trung): giải đãi, mệt mỏi lười biếng; pramādaḥ : chủ thuộc, số ít của pramāda (giống đực): phóng dật; muṣitā : ppp of Muṣ, biến cách chủ thuộc, làm định ngữ cho smṛti: mất, quên, thất niệm, vong niệm; smṛtiḥ : chủ thuộc, số ít của smṛti (giống cái): niệm; muṣitā smṛti : thất niệm

Tạm dịch: siểm, ngạo, hại, vô tàm, vô quí, hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm
विक्षेपोऽसम्प्रजन्यं कौकृत्यं मिद्धमेव च।
वितर्कश्च विचारश्चेत्युपक्लेशा द्वये द्विधा॥१४॥

vikṣepo'samprajanyaṁ ca kaukṛtyaṁ middhameva ca|
vitarkaśca vicāraścetyupakleśā dvaye dvidhā||14||

- vikṣepaḥ : chủ thuộc, số ít của vikṣepa (giống đực): tán loạn; asamprajanyaṃ : chủ thuộc, số ít của asaṃ-prajanya (giống trung): bất chánh tri; ca : liên từ; kaukṛtyaṃ : chủ thuộc, số ít của kaukṛtya (giống trung): hối, hối hận; middham : chủ thuộc, số ít của middha (giống trung): ngủ (miên); eva : trạng từ: vậy đó; ca : liên từ;

- vitarkaḥ : chủ thuộc, số ít của vitarka (giống đực): tầm (tìm, kiếm); ca : liên từ; vicāraḥ : chủ thuộc, số ít của vicāra (giống đực): tứ (dò xét, quan sát, rình); ca : liên từ; iti : hậu trí tự, đánh dấu sự tường thuật; upakleśāḥ : chủ thuộc, số nhiều của upa-kleśa (giống đực): tùy phiền não; dvaye : vị trí, số ít của dvaya (tính từ): hai cái, hai loại, hai loại; dvidhā (trạng từ): có hai cái, chia làm hai

Tạm dịch: tán loạn, bất chánh tri. Hối, miên, tầm, tứ; mỗi cặp (hối-miên và tầm-tứ) được chia là hai
पञ्चानां मूलविज्ञाने यथाप्रत्ययमुद्भवः।
विज्ञानानां सह वा तरङ्गाणां यथा जले॥१५॥

pañcānāṁ mūlavijñāne yathāpratyayamudbhavaḥ|
vijñānānāṁ saha na vā taraṅgāṇāṃ yathā jale||15||

- pañcānāṃ : sở hữu của số 5; mūlavijñāne : hợp từ tatpuruṣa, biến cách vị trí: căn bản thức; yathāpratyayam : biến cách trực bổ, số ít làm trạng từ: tùy theo duyên; udbhavaḥ : chủ thuộc, số ít của udbhava (giống đực): sanh, hiện, khởi;

- vijñānānāṃ : sở hữu, số nhiều của vijñāna (trung tính): thức; saha : hậu trí tự: cùng với; na : phủ định từ: không; : hậu trí tự: hoặc, nhưng; taraṅgāṇāṃ : sở hữu, số nhiều của taraṃga (taraṅ-ga) (giống đực): sóng, sóng lớn; yathā : phó từ: như thế, như..; jale : vị trí, số ít của jala (giống trung): nước

Tạm dịch: sự sinh khởi của năm thức là tùy duyên và nó dựa trên thức căn bản (ālaya); các thức ấy cùng nhau hoặc không cùng nhau mà khởi, như sóng dựa trên nước vậy.
मनोविज्ञानसंभूतिः सर्वदासंज्ञिकादृते।
समापत्तिद्वयान्मिद्धान्मूर्च्छनादप्यचित्तकात्॥१६॥

manovijñānasaṁbhūtiḥ sarvadāsaṁjñikādṛte|
samāpattidvayānmiddhānmūrcchanādapyacittakāt||16||

- manovijñānasaṁbhūtiḥ : hợp từ tatpuruṣa, biến cách chủ thuộc; manovijñāna : ý thức; saṃbhūti (giống cái): sự tập khởi, khởi; sarvadāsaṁjñika : hợp từ karmadhāraya; sarvadā (trạng từ): lúc nào cũng, luôn luôn; asaṁjñika : vô tưởng thiên; adṛte : ppp của a-dṛś (6): không có

- samāpatti (giống cái): định; dvayān : biến cách nguyên ủy của số 2; middhāt : nguyên ủy, số ít của middha (giống trung): ngủ (miên); mūrcchanāt : nguyên ủy, số ít của mūrcchana (giống trung): hôn mê, mê, muộn tuyệt; api : phó từ: cũng; acittakāt : nguyên ủy, số ít của acittaka : trạng thái vô tâm

Tạm dịch: ý thức thường hiện khởi, trạng thái vô tâm là ở trong Vô tưởng thiên, do ở trong hai loại định, do ngủ, do bất tỉnh
विज्ञानपरिणामोऽयं विकल्पो यद् विकल्प्यते।
तेन तन्नास्ति तेनेदं सर्वं विज्ञप्तिमात्रकम्॥१७॥

vijñānapariṇāmo'yaṁ vikalpo yad vikalpyate|
tena tannāsti tenedaṁ sarvaṁ vijñaptimātrakam||17||

- vijñānapariṇāmaḥ : hợp từ tatpuruṣa, chủ thuộc: sự chuyển biến của thức; ayaṃ : chủ thuộc, số ít của idam (giống đực); vikalpaḥ : chủ thuộc, số ít của vikalpa (giống đực): sự phân biệt, sự cấu trúc, sự tư duy, sự tưởng tượng; yad : đại từ quan hệ, chủ thuộc, số ít; vikalpyate : bị động, ngôi ba, số ít của vi-kalp (I): phân biệt, cấu trúc nên, suy lường, tưởng tượng…

- tena : dụng cụ, số ít của tad; tat : đại từ tương quan, chủ thuộc, số ít của tad; tena : dụng cụ, số ít của tad; idaṃ : chủ thuộc, giống trung của idam; sarvam : chủ thuộc, số ít của sarva (tính từ); vijñaptimātrakam : hợp từ tapuruṣa, biến cách chủ thuộc, số ít: duy thức hoặc thuộc phạm trù của thức

Tạm dịch: sự chuyển biến của thức này là sự cấu trúc; cái gì do cấu trúc nên bởi nó (sự chuyển biến của thức) thì cái đó là không thật. vì thế nên tất cả (cái do cấu trúc nên) chỉ là thức (hoặc thuộc phạm trù của thức)

सर्वबीजं हि विज्ञानं परिणामस्तथा तथा।
यात्यन्योऽन्यवशाद् येन विकल्पः जायते॥१८॥

sarvabījaṁ hi vijñānaṁ pariṇāmastathā tathā|
yātyanyo'nyavaśād yena vikalpaḥ sa sa jāyate||18||

- sarvabījaṃ : hợp từ karmadhāraya, số ít của sarvabīja (giống trung); hi (phó từ): ấy, vậy, đó; vijñānaṃ : chủ thuộc, số ít của vijñana (giống trung): thức; pariṇāmaḥ : chủ thuộc, số ít của pariṇāma (giống đực): sự chuyển biến; tathā tathā (trạng từ): như thế như thế

- yātyanyo'nyavaśād : hợp từ tatpurusa, biến cách nguyên ủy; yāti (tính từ): có… nhiều như thế, nhiều đến nỗi mà..; Anyaḥ : chủ thuộc, số ít của anya (tính từ): khác nhau; vaśa (giống đực): lực, thế lực; yena : đại từ quan hệ, biến cách dụng cụ, số ít; vikalpaḥ : chủ thuộc, số ít của vikalpa (giống đực): sự phân biệt, sự cấu trúc, sự tư duy, sự tưởng tượng; sa sa : đại từ tương quan, biến cách chủ thuộc, số ít; jāyate : thì bị động, ngôi 3, số ít của jan (X): sinh

Tạm dịch: thức chính là tất cả chủng tử, nó chuyển biến như thế, như thế; do lực tác động lẫn nhau của các chủng tử nhiều đến nỗi sao cho vì lý do đó mà mỗi mỗi sự phân biệt được sinh ra

कर्मणो वासना ग्राहद्वयवासनया सह।
क्षीणे पूर्वविपाकेऽन्यद् विपाकं जनयन्ति तत्॥१९॥

karmaṇo vāsanā grāhadvayavāsanayā saha|
kṣīṇe pūrvavipāke'nyadvipākaṃ janayanti tat||19||

- karmaṇaḥ : chủ thuộc, số ít của karmana (giống đực): nghiệp, hành nghiệp, nghiệp nhân; vāsanā : chủ thuộc, số ít của vāsanā (giống cái): sự huân tập, sự xông ướp; grāhadvayavāsanayā : hợp từ karmadhāraya, biến cách dụng cụ, số ít; grāha (giống đực): sự chấp trước; dvaya : hai loại; vāsanayā : biến cách dụng cụ, số ít của vāsanā (giống cái): sự huân tập, sự xông ướp; saha (hậu trí tự): cùng với;

- kṣīṇe : ppp của kṣi (3), biến cách vị trí, số ít: đã tận, cùng tận, tận diệt, diệt, đã diệt, đoạn; pūrvavipāke : hợp từ karmadhāraya; biến cách vị trí, số ít; pūrva (phó từ): trước; vipāka (giống đực): quả báo, dị thục, dị thục quả, quả dị thục; anyadvipākaṃ : hợp từ karmadhāraya, trực bổ, số ít; anyad (giống trung): cái khác; vipāka (giống đực): quả báo, dị thục, dị thục quả, quả dị thục; janayanti : hiện tại, ngôi 3, số nhiều của jan (10), tha động; tat : trực bổ, số ít, giống trung (chỉ cho anyad)

Tạm dịch: tập khí của nghiệp và tập khí của hai thủ sinh ra dị thục khác khi dị thục trước đã diệt
येन येन विकल्पेन यद् यद् वस्तु विकल्प्यते।
परिकल्पित एवासौ स्वभावो विद्यते॥२०॥

yena yena vikalpena yad yad vastu vikalpyate|
parikalpita evāsau svabhāvo na sa vidyate||20||

- yena yena : biến cách dụng cụ, số ít của tad (chỉ cho sự kiện nêu ở câu 19); vikalpena : biến cách dụng cụ, số ít của (giống đực): sự phân biệt, sự cấu trúc, sự tư duy, sự tưởng tượng; yad : đại từ quan hệ, biến cách chủ thuộc, số ít, giống trung; vastu : biến cách chủ thuộc, số ít của vastu (giống trung): sự vật; vikalpyate : hiện tại, ngôi 3, số ít, bị động của vikalp (1): được cấu trúc;

- parikalpita : ppp của parikalp, biến cách chủ thuộc, số ít: được phân biệt; eva : phó từ: như thế; asau : chủ thuộc, số ít của adaḥ; svabhāvaḥ : chủ thuộc, số ít của svabhāva (giống đực): tánh, tự thể, tự tướng, thể tánh; na : phủ định từ: không; sa : chủ thuộc, số ít, giống đực của tad; vidyate : hiện tại, bị động, ngôi 3, số ít của vid (6): được biết hoặc có

Tạm dịch: bằng mỗi mỗi cấu trúc (phân biệt) nào đó mà mỗi mỗi sự vật được cấu trúc nên; chính cái được cấu trúc nên là một tự thể, nó không có thật

परतन्त्रस्वभावस्तु विकल्पः प्रत्ययोद्भवः।
निष्पन्नस्तस्य पूर्वेण सदा रहितता तु या॥२१॥

paratantrasvabhāvastu vikalpaḥ pratyayodbhavaḥ|
niṣpannastasya pūrveṇa sadā rahitatā tu yā||21||

- paratantrasvabhāvastu : hợp từ karmadhāraya bổ nghĩa cho vikalpa → bahurvrīhi; paratantra (tính từ): có tính chất là nương vào cái khác mà có (tính y tha khởi); svabhāvaḥ : chủ thuộc, số ít của svabhāva (giống đực): tự tánh của sự vật; ; tu (trạng từ): nhưng; vikalpaḥ : chủ thuộc, số ít của vikalpa (giống đực): sự phân biệt, sự cấu trúc, sự tư duy, sự tưởng tượng; ; pratyayodbhavaḥ : chủ thuộc, số ít của pratyaya-udbhava (tính từ): duyên khởi tánh;

- niṣpannaḥ : chủ thuộc, số ít của niṣpanna (tính từ): viên thành thật tánh; pūrveṇa : biến cách dụng cụ, số ít của pūrva (tính từ); sadā (trạng từ): luôn luôn; rahitatā : chủ thuộc, số ít, giống cái: li, viễn li, lìa bỏ; tu (trạng từ): nhưng; : chủ thuộc, số ít, giống cái (đi với rahitatā)

Tạm dịch: nhưng sự cấu trúc này là y tha khởi tự tánh và là duyên khởi tánh; còn tánh chân thật của nó thì luôn luôn là sự viễn li với tánh trước

अत एव नैवान्यो नानन्यः परतन्त्रतः।
अनित्यतादिवद् वाच्यो नादृष्टेऽस्मिन् दृश्यते॥२२॥

ata eva sa naivānyo nānanyaḥ paratantrataḥ|
anityatādivad vācyo nādṛṣṭe'smin sa dṛśyate||22||

- ataḥ (= nguyên ủy của idaṃ): vì vậy; eva (trạng từ): như vậy; sa : chủ thuộc, số ít của tad; na : phủ định từ: không; eva (trạng từ): như vậy; anyaḥ : chủ thuộc, số ít của anya (tính từ); na : phủ định từ: không; an : phủ định từ (đi trước nguyên âm); anyaḥ : chủ thuộc, số ít của anya (tính từ); paratantrataḥ : chủ thuộc, số ít : y tha khởi tính;

- - anityatādivad : hợp từ karmadhāraya, biến cách chủ thuộc, số ít; a-nityatā : vô thường, không chân thật; adi : vân vân; -vat : là tiếp vĩ ngữ, biến danh từ thành trạng từ: như, tựa như, thí như; vācyaḥ : biến cách chủ thuộc, số ít của vācaya (giống trung): được nói đến; na : phủ định từ; adṛṣṭe : ppp của a-dṛś (4), biến cách vị trí, số ít: không thấy; asmin : vị trí, số ít của idam (giống đực); sa : chủ thuộc, số ít của tad; dṛśyate : bị động, ngôi 3, số ít của dṛś (4): được thấy, có.

Tạm dịch: do vậy, nó (viên thành thật tánh) chẳng khác, chẳng phải chẳng khác với y tha khởi tánh; như nói tánh vô thường v.v…, nếu không thấy cái này thì cũng không thấy cái kia (nếu không thấy được cái vô thường thì chẳng thấy được tánh thường của vô thường).
त्रिविधस्य स्वभावस्य त्रिविधां निःस्वभावताम्।
सन्धाय सर्वधर्माणां देशिता निःस्वभावता॥२३॥

trividhasya svabhāvasya trividhāṃ niḥsvabhāvatām|
sandhāya sarvadharmāṇāṁ deśitā niḥsvabhāvatā||23||

- trividhasya : hợp từ dvandva, biến cách sở hữu số ít: của ba cái biết; svabhāvasya : biến cách sở hữu, số ít của svabhāva (giống đực): tự tánh của sự vật; trividhāṃ : hợp từ dvandva, biến cách trực bổ, số nhiều; niḥsvabhāvatām : biến cách trực bổ, số ít, giống cái: vô tánh;

- sandhāya : bất biến từ: sự ám chỉ; sarvadharmāṇāṃ : sở hữu, số nhiều của sarvadharma (giống đực): của tất cả các pháp; deśitā : ppp of diś (6), chủ thuộc, số ít, giống cái: hiển thị, được nói; niḥsvabhāvatā : chủ thuộc, giống cái, số ít: vô tánh

Tạm dịch: do ám chỉ ba loại tánh thể không có tự tánh của ba tự thể mà Phật nói tất cả các pháp là không có tự tánh
प्रथमो लक्षणेनैव निःस्वभावोऽपरः पुनः।
स्वयंभाव एतस्येत्यपरा निःस्वभावता॥२४॥

prathamo lakṣaṇenaiva niḥsvabhāvo'paraḥ punaḥ|
na svayaṁbhāva etasyetyaparā niḥsvabhāvatā||24||

- Prathamaḥ : chủ thuộc, số ít của prathama (tính từ) : thứ nhất; lakṣaṇena : dụng cụ, số ít của lakṣana (giống trung): tướng, sắc tướng; eva (trạng từ): như vậy; niḥsvabhāvaḥ : biến cách chủ thuộc, số ít của svabhāva (giống đực): tự tánh của sự vật; aparaḥ : chủ thuộc, số ít của apara (tính từ): thứ đến; punaḥ (trạng từ): lại nữa

- Na : phủ định từ; svayaṁbhāvaḥ : chủ thuộc, số ít của svayaṃbhāva (giống đực): tự nhiên tánh; etasya : chỉ thị đại danh từ, biến cách sở hữu; iti : hậu trí tự; aparā : chủ thuộc, số ít, giống cái của apara (tính từ): thứ đến; niḥsvabhāvatā : biến cách chủ thuộc, số ít, giống cái: vô tánh;

Tạm dịch: thứ nhất là không tự tánh bởi tướng, thứ đến là không có thể là tự nhiên tánh của nó;
धर्माणां परमार्थश्च यतस्तथताऽपि सः।
सर्वकालं तथाभावात् सैव विज्ञप्तिमात्रता॥२५॥

dharmāṇāṁ paramārthaśca sa yatastathatā'pi saḥ|
sarvakālaṁ tathābhāvāt saiva vijñaptimātratā||25||

- dharmāṇāṃ : sở hữu, số nhiều của dharma (giống đực): của các pháp; paramārthaḥ : chủ thuộc, số ít của paramārtha (giống đực): thắng nghĩa, chân thật nghĩa; ca : (liên từ): và; yataḥ (trạng từ quan hệ): vì thế; tathatā : chủ thuộc, số ít của tathatā (giống cái): chân như; api (trạng từ): cũng là; saḥ : chủ thuộc, số ít của Tad;

- sarvakālaṃ : trực bổ, số ít của sarvakāla (giống đực): tất cả thời gian; tathā (trạng từ tương quan): cho nên; bhāvāt: nguyên ủy, số ít của bhava; sa : chủ thuộc, số ít của Tad; eva (trạng từ) như vậy; vijñaptimātratā : chủ thuộc, số ít, giống cái

Tạm dịch: và thắng nghĩa của các pháp vì là chân như nên nó tồn tại trong mọi thời gian; như thế, nó là duy thức tánh
यावद् विज्ञप्तिमात्रत्वे विज्ञानं नावतिष्ठति।
ग्राहद्वयस्यानुशयस्तावन्न विनिवर्तते॥२६॥

yāvad vijñaptimātratve vijñānaṁ nāvatiṣṭhati|
grāhadvayasyānuśayastāvanna vinivartate||26||

- yāvad: trạng từ quan hệ; vijñaptimātratve : biến cách vị trí, số ít của vijñaptimātratva (giống trung): duy thức tánh; vijñānaṃ : trực bổ, số ít của vijñāna (giống trung): thức; na : phủ định từ; eva (trạng từ): như vậy; tiṣṭhati : hiện tại, ngôi 3, số ít của sthā (1): trụ

- grāhadvayasya : sở hữu của số 2: nhị thủ; anuśayaḥ : chủ thuộc, số ít của anuśaya (giống đực): kiết sử, tùy miên; tāvad : trạng từ tương quan; na : phủ định từ; vinivartate : hiện tại, ngôi 3, số ít của vinivṛt (1): thối chuyển, ly, siêu việt, phục diệt

Tạm dịch: cho đến khi nào thức chưa trụ vào duy thức tánh thì khi ấy tùy miên của hai thủ chưa được điều phục

विज्ञप्तिमात्रमेवेदमित्यपि ह्युपलम्भतः।
स्थापयन्नग्रतः किञ्चित् तन्मात्रे नावतिष्ठते॥२७॥

vijñaptimātramevedamityapi hyupalambhataḥ|
sthāpayannagrataḥ kiñcit tanmātre nāvatiṣṭhate||27||

- vijñaptimātram : chủ thuộc, số ít của vijñaptimātra (giống trung): duy thức, eva (trạng từ): như vậy; idaṃ : chủ thuộc, giống trung của idaṃ; api (trạng từ): cũng như; hi (trạng từ): ấy vậy; upalambhataḥ : chủ thuộc, số ít của upalambhata (giống đực): đạt được;

- sthāpayat : phân từ thể sai khiến của sthā, biến cách chủ thuộc, số ít; agrataḥ (trạng từ): trước mắt, phía trước; kiñcit : đại từ bất định, chủ thuộc, số ít; tatmātre : hợp từ tatpuruṣa, biến cách vị trí: tánh của duy thức hoặc thuộc phạm trù của thức; na : phủ định từ; avatiṣṭhate : hiện tại, ngôi 3, số ít của avasthā (1): nhập vào, đạt đến

Tạm dịch: ngay hiện tiền mà dựng lập nên một vật gì đó mà cho rằng nó là duy thức tánh nhưng vì có sự thủ đắc nên chưa trụ được trong duy thức tánh

यदालम्बनं ज्ञानं नैवोपलभते तदा।
स्थितं विज्ञानमात्रत्वे ग्राह्याभावे तदग्रहात्॥२८॥

yadālambanaṁ jñānaṁ naivopalabhate tadā|
sthitaṁ vijñānamātratve grāhyābhāve tadagrahāt||28||

- yadā : trạng từ quan hệ; ālambanaṃ : trực bổ, số ít của ālambana (giống trung): sở duyên, cảnh; jñānaṃ : trực bổ, số ít của jñana (giống trung): sự biết; na : phủ định từ; eva (trạng từ): như vậy; upalabhate : hiện tại, ngôi 3, số ít của upalabh (1): đắc; tadā : trạng từ tương quan;

- sthitaṃ : ppp của sthā, chủ thuộc, số ít: trụ; vijñānamātratve : vị trí, số ít: duy thức tánh; grāhyābhāve : vị trí, số ít của grāhyābhāva (giống đực): sở thủ; tat : chủ thuộc, số ít; agrahāt : nguyên ủy, số ít của a-graha (giống đực)

Tạm dịch: khi trí không nắm bắt sở duyên thì khi đó nó trụ trong duy thức tánh vì nó không còn chấp thủ trong thủ

अचित्तोऽनुपलम्भोऽसौ ज्ञानं लोकोत्तरं तत्।
आश्रयस्य परावृत्तिर्द्विधा दौष्ठुल्यहानितः॥२९॥

acitto'nupalambho'sau jñānaṁ lokottaraṁ ca tat|
āśrayasya parāvṛttirdvidhā dauṣṭhulyahānitaḥ||29||

- acittaḥ : chủ thuộc, số ít của acitta (giống trung): vô tâm; an-upalambhaḥ : chủ thuộc, số ít của an-upalambha (giống đực): sự thủ đắc; asau: chủ thuộc, số ít của adaḥ (giống đực); jñānaṃ : chủ thuộc, số ít của jñāna (giống trung); lokottaraṃ : chủ thuộc, số ít của loka-uttara (tính từ): siêu thế gian; ca : liên từ; tat : chủ thuộc, số ít, giống trung;

- āśrayasya : sở hữu, số ít của āśraya (giống đực): sự y cứ, sự nương tựa; parāvṛttiḥ : chủ thuộc, số ít của parāvṛtti (giống cái): chuyển y, chuyển biến; dvidhā : hai loại; dauṣṭhulyahānitaḥ : hợp từ tatpuruṣa, biến cách chủ thuộc, số ít; dauṣṭhulya (giống trung): thô trọng, chướng ngại, nặng nề; hānita (tính từ): trạng thái từ bỏ;

Tạm dịch: đây là sự vô tâm và là vô đắc, nó cũng là trí xuất thế gian, có sự chuyển đổi của sở y nhờ từ bỏ hai thô trọng
एवानास्रवो धातुरचिन्त्यः कुशलो ध्रुवः।
सुखो विमुक्तिकायोऽसौ धर्माख्योऽयं महामुनेः॥३०॥

sa evānāsravo dhāturacintyaḥ kuśalo dhruvaḥ|
sukho vimuktikāyo'sau dharmākhyo'yaṁ mahāmuneḥ||30||

- sa : chủ thuộc, số ít của tat; eva (trạng từ): như vậy; anāsravaḥ : chủ thuộc, số ít của an-āsrava (giống đực): vô lậu, thanh tịnh; dhātuḥ : chủ thuộc, số ít của dhātu (giống đực): cõi, giới; acintyaḥ : fpp của acint : bất khả tư: kuśalaḥ : chủ thuộc, số ít của kuśala (tính từ): thiện; dhruvaḥ : chủ thuộc, số ít của dhruva (tính từ): thường hằng, kiên cố

- sukhaḥ : chủ thuộc, số ít của sukha (giống trung): an lạc, hạnh phúc; vimuktikāyaḥ : hợp từ karmadhāraya, chủ thuộc, số ít; vimukti (giống cái): sự giải thoát; kāya (giống đực): thân; asau : chủ thuộc, số ít của adaḥ (giống đực); dharmākhyaḥ : chủ thuộc, số ít của dharmakhya (giống đực) – hợp từ karmadhāray : gọi là pháp; mahāmuneḥ : sở hữu, số ít của mahāmuni (giống đực): Đại mâu-ni

Tạm dịch: chính nó là vô lậu giới giải thoát bất tư nghì, là thiện, là kiên cố, an lạc, là giải thoát than; cái này chính là Pháp của đấng Mâu-ni
॥त्रिंशिकाविज्ञप्तिकारिकाः समाप्ताः॥
॥कृतिरियमाचार्यवसुबन्धोः॥
||triṁśikāvijñaptikārikāḥ samāptāḥ||
|kṛtiriyamācāryavasubandhoḥ||

1 nhận xét: